Luật đại dương

Muốn Thay Đổi Người Trực Tiếp Nuôi Con Sau Ly Hôn Có Được Không?

Ngày đăng: 22/02/2024
Hiện nay chúng tôi nhận được nhiều câu hỏi của bạn đọc gửi về cho văn phòng với nội dung: Muốn thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn có được không? Sau khi ly hôn muốn giành lại quyền nuôi con có được không? Muốn thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn phải làm thế nào? Câu hỏi của các bạn, đội ngũ biên tập của văn phòng xin trả lời như sau:

Quy định về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

Theo quy định tại điều 84, luật Hôn nhân và gia đình 2014 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 19 tháng 6 năm 2014, quy định về vấn đề thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn thì:

“1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.”

2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:

a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;

b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

3. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.

4. Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.

5. Trong trường hợp có căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:

a) Người thân thích;

b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;

c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;

d) Hội liên hiệp phụ nữ.”

Như vậy sau khi ly hôn, cha mẹ có thể thỏa thuận với nhau về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của trẻ. Trong trường hợp người trực tiếp nuôi con không đảm bảo điều kiện cho sự phát triển của trẻ như: chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ thì Toà án có thể quyết định thay đổi người trực tiếp nuôi con.

Trường hợp trẻ từ 7 tuổi trở lên

Trong trường hợp trẻ từ 7 tuổi trở lên thì việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải hỏi nguyện vọng của trẻ).

Cụ thể:
- Trong trường hợp bố mẹ thỏa thuận được với nhau về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con thì có thể gửi đơn tới Tòa án cấp quận (huyện) nơi cư trú của bố hoặc mẹ để yêu cầu công nhận thỏa thuận về thay đổi người trực tiếp nuôi con;
- Trường hợp không thể thỏa thuận được với nhau về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con thì có thể gửi đơn tới Tòa án cấp quận (huyện) nơi người người đang trực tiếp nuôi con cư trú để yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con. Tuy nhiên người yêu cầu phải chứng minh được: người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. Ví dụ: điều kiện kinh tế, điều kiện sức khỏe, phẩm chất đạo đức, điều kiện giáo dục, …

Quy định của pháp luật về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của trẻ. Việc ai có quyền nuôi con sau khi ly hôn căn cứ vào việc xem xét, quyết định của Tòa án dựa trên cơ sở đảm bảo điều kiện phát triển tốt nhất cho trẻ.

Bài viết này do các Luật sư thành viên CÔNG TY LUẬT TNHH DƯƠNG HẢI ĐĂNG thực hiện. Lưu ý, bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và không nhằm mục đích thương mại. Các điều luật trong bài viết có hiệu lực thời điểm hiện tại (thực hiện bài viết) và có thể được sửa đổi/bổ sung.

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến nội dung trên hoặc vấn đề pháp lý khác, quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua số hotline: 0965.35.8118 hoặc email: luatduonghaidang@gmail.com để được giải đáp.
tin tức cùng chuyên mục:
Vợ Đang Mang Bầu Chồng Có Được Ly Hôn Không? (157 Lượt xem)
Trình Tự Thủ Tục Đăng Ký Kết Hôn Có Yếu Tố Nước Ngoài (160 Lượt xem)
Toà Án Có Giải Quyết Việc Nuôi Con Chung Khi Vợ Chồng Ly Hôn Lần Thứ Hai? (165 Lượt xem)
Thuận Tình Ly Hôn Vắng Mặt Có Yếu Tố Nước Ngoài? (153 Lượt xem)
Thủ Tục Và Hồ Sơ Thuận Tình Ly Hôn Có Yếu Tố Nước Ngoài (187 Lượt xem)
Thủ Tục Ly Hôn Khi Chồng Bỏ Đi Biệt Tích (160 Lượt xem)
Thủ Tục Ly Hôn Đơn Phương (138 Lượt xem)
Thủ Tục Ly Hôn Có Yếu Tố Nước Ngoài (144 Lượt xem)
Thời Gian Giải Quyết Ly Hôn Thuận Tình Có Yếu Tố Nước Ngoài (185 Lượt xem)
Thẩm Quyền Giải Quyết Ly Hôn Có Yếu Tố Nước Ngoài (195 Lượt xem)
Thẩm Quyền Giải Quyết Của Tòa Án Trong Vụ Án Hôn Nhân Gia Đình? (177 Lượt xem)
Mang Thai Hộ Theo Quy Định Của Pháp Luật Việt Nam (142 Lượt xem)
Ly Hôn Có Yếu Tố Nước Ngoài (123 Lượt xem)
Kết Hôn Khi Chưa Đủ Tuổi Phạm Tội Gì, Hậu Quả Của Việc Này Như Thế Nào? (172 Lượt xem)
Kết Hôn Có Yếu Tố Nước Ngoài – Thẩm Quyền Đăng Ký Kết Hôn Có Yếu Tố Nước Ngoài (162 Lượt xem)
Hướng Dẫn Thủ Tục Ly Hôn Với Người Nước Ngoài (156 Lượt xem)
Con Đẻ Và Con Nuôi Có Quyền Kết Hôn Với Nhau Không? (176 Lượt xem)
Chia Tài Sản Chung Của Vợ Chồng Trong Thời Kỳ Hôn Nhân (145 Lượt xem)
Ly Hôn Thuận Tình Với Người Nước Ngoài (251 Lượt xem)
Thẩm Quyền Và Thời Gian Xét Xử Ly Hôn Có Yếu Tố Nước Ngoài (173 Lượt xem)

Thông tin liên hệ

ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HÀ NỘI – CÔNG TY LUẬT TNHH DƯƠNG HẢI ĐĂNG
Trụ sở chính: Số 398 Trịnh Đình Cửu, Phường Định Công, Quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội.
Hotline tư vấn pháp luật: 0965 358118.
Email: luatduonghaidang@gmail.com
Đóng