Luật đại dương

Tội Tàng Trữ, Mua Bán Trái Phép Chất Ma Túy - Vướng Mắc Khi Xử Lý

Ngày đăng: 15/01/2024
Các điều luật về ma túy trong Bộ luật hình sự 2015 đã quy định cụ thể, chi tiết thành các điều luật riêng biệt tạo điều kiện thuận lợi cho việc định tội và cá thể hóa hình phạt. Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng đối với hai tội tàng trữ trái phép chất ma túy và mua bán trái phép chất ma túy, là hai tội đang diễn ra phổ biến và có nhiều quan điểm chưa thống chất trong xác định tội danh giữa các cơ quan, người tiến hành tố tụng cấp cơ sở. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn làm rõ hơn những vướng mắc còn tồn đọng khi xử lý tội tàng trữ, mua bán trái phép chất ma túy.

Quy định về tội tàng trữ, mua bán trái phép chất ma túy

Tội tàng trữ trái phép chất ma túy, mức hình phạt nhẹ nhất khoản 1 có khung hình phạt từ 1 đến 5 năm tù, trong khi mua bán trái phép chất ma túy, khoản 1 có mức hình phạt nhẹ nhất từ 2 đến 7 năm tù. Quy định trên thể hiện sự đánh giá tính nguy hiểm của tội Tàng trữ trái phép chất ma túy nhẹ hơn so với tội mua bán trái phép chất ma túy, chính điều này là nguyên nhân gây ra một số vướng mắc trong giải quyết vụ án mà trước đây áp dụng Điều 194 BLHS 1999 không gặp phải.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 249 BLHS 2015: “Tàng trữ trái phép chất ma túy là….không nhằm mục đích mua bán, vận chuyển, sản xuất trái phép chất ma túy”. Điều đó có nghĩa là nếu một người tàng trữ trái phép chất ma túy nhằm mục đích mua bán thì không phạm tội tàng trữ trái phép chất ma túy. Không phải tinh thần quy định này chưa được giải thích trong văn bản pháp luật, tại Thông tư liên tịch 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-BTP ngày 24/12/2007 của Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao- Tòa án nhân dân tối cao - Bộ tư pháp hướng dẫn áp dụng một số quy định tại chương XVIII “Các tội phạm về ma túy” của Bộ luật hình sự năm 1999 đã hướng dẫn: Mua bán trái phép chất ma túy gồm nhiều hành vi trong đó có hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác.

Do vậy, theo Hướng dẫn tại Thông tư 17, khi xác định được một người tàng trữ trái phép chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác thì người đó phạm tội mua bán trái phép chất ma túy, tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng Thông tư 17 hướng dẫn áp dụng BLHS 1999 đến nay đã hết hiệu lực. Trong khi chưa có hướng dẫn cụ thể đối với các tội phạm về ma túy của BLHS 2015 sửa đổi, ảnh hưởng nhiều đến việc xác định tội danh, đặc biệt khi mà tội tàng trữ và mua bán trái phép chất ma túy có mức hình phạt khác nhau.

Những vấn đề bất cập còn tồn tại khi xử lý

Vấn đề nhất quán trong định tội danh giữa tàng trữ và mua bán trái phép chất ma túy theo quy định của BLHS 2015 ngay sau khi xác định được toàn bộ hành vi khách quan, động cơ, mục đích có ý nghĩa quan trọng, thiết thực đối với công tác kiểm sát điều tra, truy tố.

Thực tiễn hiện nay xảy ra trường hợp: Toàn bộ quá trình điều tra, truy tố bị can khai nhận tàng trữ trái phép chất ma túy mục đích thì bán, nhưng cơ quan tố tụng đánh giá chứng cứ cho rằng: Ngoài lời khai của bị can không xác định được người mua cụ thể nên không đủ căn cứ xác định bị can phạm tội Mua bán mà bị can phạm tội tàng trữ trái phép chất ma túy. Hoặc trường hợp ngoài 01 lần bán ma túy hoàn thành, bị can còn tàng trữ 0,1 gam Heroine mục đích có ai mua thì bán ( không xác định được người mua), Viện kiểm sát truy tố 02 tội Mua bán trái phép chất ma túy tại Điều 251 và tàng trữ trái phép chất ma túy theo Điều 249. Tòa án cho rằng bị cáo chỉ phạm một tội Mua bán trái phép chất ma túy, đối với 0,1 gam ma tuý Heroine nhằm để bán có 02 luồng ý kiến:

Một là: Phải tính là một lần bán ma túy để xét xử bị cáo theo khoản 2 Điều 251 về tội Mua bán trái phép chất ma túy với tình tiết “phạm tội nhiều lần”

Hai là: Lượng ma túy này cần được quy vào tội Mua bán trái phép chất ma túy, để xét xử bị cáo theo khoản 1 Điều 251.

Những quan điểm như trên đều bộc lộ những điểm bất hợp lí:

Thứ nhất: Ngoài BLHS 2015 đang có hiệu lực, đến thời điểm hiện nay, không có định nghĩa cụ thể trong Bộ luật hoặc Hướng dẫn của trung ương về hành vi mua bán trái phép chất ma túy là gì, nhưng qua quy định Tàng trữ trái phép chất ma túy mà không nhằm mục đích mua bán, vận chuyển, sản xuất tại khoản 1 Điều 249 BLHS 2015 có thể hiểu: Khi một người có hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy nhằm mục đích để bán trái phép là phạm tội mua bán trái phép chất ma túy, như tinh thần hướng dẫn tại Thông tư 17 trước đây.

Thứ hai: Trong đời sống thực tiễn, thông thường người bán hàng (bất kì mặt hàng gì, lương thực, thực phẩm, thuốc men,…) đều không biết cụ thể người sẽ mua hàng hóa của mình là ai, nhưng có một điều chắc chắn họ luôn có mục đích bán hàng, họ được xã hội gọi là người làm nghề buôn bán, kinh doanh, doanh nhân,...Liên hệ với trường hợp người bán ma túy, họ cũng không thể biết họ sẽ bán ma túy cho ai cụ thể trước được, chỉ biết rằng họ luôn sẵn có ma túy để bán cho những người có nhu cầu. Do đó, lập luận phải chứng minh được người mua thì mới cấu thành tội mua bán trái phép chất ma túy là không đúng tinh thần Điều 249 BLHS 2015.

Kiến nghị hoàn thiện quy định

Để thống nhất trong xác định tội danh, phục vụ tốt công tác áp dụng pháp luật hình sự, liên ngành trung ương cần có hướng dẫn để thống nhất giải quyết những tranh chấp, xung đột trong định tội danh đối với trường hợp Tàng trữ trái phép chất ma túy, nhằm mục đích để bán nhưng không xác định được người mua và trường hợp ngoài hành vi mua bán hoàn thành ( ví dụ 01 lần ), người phạm tội còn tàng trữ trái phép một lượng chất ma túy ( đủ định lượng của tội tàng trữ trái phép chất (ma túy) nhằm mục đích để bán nhưng không xác định được người mua.

Lưu ý: Bài viết này do các Luật sư thành viên CÔNG TY LUẬT TNHH DƯƠNG HẢI ĐĂNG thực hiện chỉ mang tính chất tham khảo và không nhằm mục đích thương mại. Các điều luật trong bài viết có hiệu lực thời điểm hiện tại (thực hiện bài viết) và có thể được sửa đổi/bổ sung.

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến nội dung trên hoặc vấn đề pháp lý khác, quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua số hotline: 0965.35.8118 hoặc email: luatduonghaidang@gmail.com để được giải đáp.
tin tức cùng chuyên mục:
Tội Vô Ý Làm Chết Người Do Vi Phạm Quy Tắc Nghề Nghiệp Hoặc Quy Tắc Hành Chính Tại Bộ Luật Hình Sự 2015 (104 Lượt xem)
Tội Hiếp Dâm Người Dưới 16 Tuổi - Bộ Luật Hình Sự 2015 (102 Lượt xem)
Tội Cố Ý Gây Thương Tích Hoặc Làm Tổn Hại Đến Sức Khỏe Của Người Khác (100 Lượt xem)
Hướng Dẫn Về Tội Mua Bán Người Và Tội Mua Bán Người Dưới 16 Tuổi Của Bộ Luật Hình Sự 2015 (123 Lượt xem)
Điều Kiện Để Hưởng Án Treo (153 Lượt xem)
Điều Kiện Tha Tù Trước Thời Hạn Có Điều Kiện, Những Bất Cập Và Kiến Nghị Hoàn Thiện (152 Lượt xem)
Tội Đe Doạ Giết Người Tại Bộ Luật Hình Sự Năm 2015 (127 Lượt xem)
Tội Thao Túng Thị Trường Chứng Khoán - Quy Định Tại Bộ Luật Hình Sự 2015 (111 Lượt xem)
Tội Lạm Dụng Tín Nhiệm Chiếm Đoạt Tài Sản (103 Lượt xem)
Tội Hành Hạ Người Khác Theo Quy Định Của Bộ Luật Hình Sự 2015 (117 Lượt xem)
Tội Giết Người Trong Trạng Thái Tinh Thần Kích Động Mạnh (136 Lượt xem)
Tội Bắt, Giữ Hoặc Giam Người Trái Pháp Luật (135 Lượt xem)
Quyền Của Người Chưa Thành Niên Phạm Tội Theo Pháp Luật Quốc Tế Và Pháp Luật Việt Nam (170 Lượt xem)
Quy Định Mới Về Xét Xử Vụ Án Có Bị Cáo, Người Bị Hại Là Người Dưới 18 Tuổi (148 Lượt xem)
Pháp Nhân Thương Mại Phải Chịu Trách Nhiệm Hình Sự Khi Nào? (146 Lượt xem)
Khởi Tố Vụ Án Hình Sự Theo Yêu Cầu Của Bị Hại (116 Lượt xem)
Khi Nào Được Khám Người Mà Không Cần Lệnh? (157 Lượt xem)
Có Được Thăm Phạm Nhân Khi Chưa Là Vợ Chồng? (130 Lượt xem)
Chính sách hình sự đối với người dưới 18 tuổi (157 Lượt xem)

Thông tin liên hệ

ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HÀ NỘI – CÔNG TY LUẬT TNHH DƯƠNG HẢI ĐĂNG
Trụ sở chính: Số 398 Trịnh Đình Cửu, Phường Định Công, Quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội.
Hotline tư vấn pháp luật: 0965 358118.
Email: luatduonghaidang@gmail.com
Đóng